DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỘT QUỴ F.A.S.T

Đột quỵ là một bệnh cấp tính, có thể xảy ra ngay lập tức và thường không có dấu hiệu cảnh báo trước. Triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm nhức đầu, rối loạn ý thức,… Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm theo tiêu chí “F.A.S.T”. Cùng 1Life tìm hiểu ngay dấu hiệu F.A.S.T là gì trong bài viết dưới đây.

F.A.S.T

  • Face: Khuôn mặt có bị xệ xuống, mất cân đối, liệt một bên mặt khi người đó cố gắng mỉm cười không?
  • Arm: Cánh tay bị tê liệt, yếu so với bên còn lại không, hay cánh tay có bị hạ thấp khi người đó cố gắng nâng cả hai cánh tay lên không?
  • Speech: Người đó có thể lặp lại một câu đơn giản không? Lời nói có bị giật hoặc khó hiểu không? có bị méo miệng, cứng lưỡi không?
  • Time: Trong cơn đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác

Bao gồm:

  • Yếu hoặc tê ở một bên cơ thể, bao gồm cả mặt, cánh tay hoặc chân.
  • Mờ, mờ hoặc mất thị lực, đặc biệt ở một mắt. Hoặc nhìn đôi đột ngột.
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân, mất thăng bằng hoặc ngã đột ngột. Đặc biệt nếu chóng mặt đi kèm với bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.
  • Bị đột quỵ khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ cũng bao gồm huyết áp cao, hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường và mắc bệnh tim. 

Thời gian vàng cấp cứu

Bác sĩ khuyến cáo rằng 3 đến 4 giờ đầu tiên khi người bệnh bị đột quỵ được coi là “thời gian vàng“, rất quan trọng để nhận biết và đưa người bệnh đến bệnh viện một cách nhanh chóng. Sau 3 đến 4 giờ, vùng não gặp tổn thương và mô não xung quanh vùng tổn thương sẽ hư hại và khó khắc phục.

Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp,… nếu gặp những dấu hiệu trên, gia đình nên tự mình gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm. Việc trì hoãn việc điều trị đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng tế bào não chết sau vài phút nếu không được cung cấp máu đầy đủ.

Thời gian trì hoãn càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, người bị đột quỵ cần được đưa vào bệnh viện sớm để các bác sĩ có thể cứu chữa trong giai đoạn quý giá này.

Cần làm gì khi gặp người đột quỵ?

Khi gặp người có triệu chứng đột quỵ, cần thực hiện các hành động sau đây để giảm thiểu rủi ro cho nạn nhân:

  • Ngay lập tức gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn, nhanh chóng đến ngay bệnh viện để bác sĩ điều trị đột quỵ.

Trong khi đợi sự hỗ trợ y tế đến cần:

  • Đảm bảo không gian quanh bệnh nhân được thông thoáng để giúp họ thở dễ dàng.
  • Đặt bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, tránh đặt lên những chỗ có độ lún hay chuyển động vì có thể gây ra vấn đề xuất huyết não.
  • Nếu bệnh nhân bị mất ý thức hoặc có dấu hiệu nôn mửa, đưa bệnh nhân về tư thế hồi sức để bảo vệ đường thở.
  • Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân trước khi cấp cứu và đưa tới bệnh viện.

Tránh tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng các phương pháp không chuyên nghiệp như:

  • Bấm huyệt, châm cứu hay cạo gió vì những hành động này có thể làm gia tăng tình trạng xuất huyết và làm mất đi cơ hội điều trị kịp thời.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống và cần đề phòng tránh việc nôn mửa ngược, gây nguy hiểm do nôn mửa hoặc thức ăn có thể xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp và chỉ dùng khi huyết áp vượt quá 220/120 mmHg. Ngoài ra, không dùng loại thuốc hạ huyết áp nhỏ xuống dưới lưỡi mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Để phòng tránh tái phát đột quỵ và bảo vệ sức khỏe, mọi người, bao gồm cả những người chưa từng bị đột quỵ, nên tuân thủ những nguyên tắc sống lành mạnh sau đây:

  • Không hút thuốc.
  • Tập luyện thể dục và thể thao đều đặn.
  • Hạn chế việc tiêu thụ rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
  • Giới hạn việc ăn muối, kiểm soát huyết áp.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều rau, cá và ngũ cốc.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ đặc biệt những người có bệnh nền như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…

Đột quy đang là căn bệnh trẻ hóa, và bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh. Hãy trang bị kiến thức cho bản thân và phổ biến cho mọi người xung quanh cùng biết để chủ động ngăn chặn, phát hiện kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Túi sơ cứu là một công cụ quan trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp y tế khẩn cấp và cứu chữa trong các tình huống y tế. Với nhiều lợi ích và ứng dụng rộng rãi, trang bị túi sơ cứu là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp một cách hiệu quả và nhanh chóng.

1Life là doanh nghiệp cung cấp nhiều mẫu túi sơ cứu đạt tiêu chuẩn trang thiết bị y tế. Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho gia đình và công việc của mình.

Túi sơ cứu 1Life được sản xuất với các nguyên liệu ngoại nhập, được kiểm định bởi Sở Y Tế Tp.HCM. Đồng thời, túi sơ cứu đã thông qua chứng nhận trang thiết bị y tế loại A theo quy định nghị định 98 Chính Phủ. 1Life cam kết chất lượng an toàn tới người sử dụng.

Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top