CHẤN THƯƠNG TRONG THỂ THAO RẤT DỄ XẢY RA
Thể thao đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của nhiều người. Thật không may, chấn thương là phổ biến trong hầu hết các môn thể thao, ở cả cấp độ nghiệp dư và chuyên nghiệp. Vì thế, điều quan trọng là phải hiểu cách sơ cứu cơ bản đối với các chấn thương và tai nạn liên quan đến thể thao. Cho dù bạn là ban tổ chức trận đấu, huấn luyện viên, vận động viên, hay tập luyện cơ bản, bạn cần sẵn sàng trong trường hợp một trong các vận động viên bị thương.
Sơ cứu trong thể thao tập trung vào cả phòng ngừa và điều trị chấn thương. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số hướng dẫn an toàn chung để tạo môi trường an toàn cho các vận động viên, những việc cần làm trong trường hợp bị thương và bạn nên mang theo một túi sơ cứu thể thao của mình.
KỸ NĂNG SƠ CỨU CHO NGƯỜI CHƠI THỂ THAO
Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài.
Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm:
- Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy;
- Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp;
- Khớp lỏng lẻo, không ổn định.
Bong gân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.
Đây là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người bị thương không thể tiếp tục cử động được nữa. Mọi bắp thịt đều có khả năng bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Căng cơ là tên gọi khác của tình trạng cơ bị kéo. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức có thể dẫn tới rách cơ, chủ yếu là cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.
Những gì bạn cần làm lúc này là băng ép, chườm đá vùng bị chấn thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Việc trở lại tập luyện quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm.
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:
- Chấn thương đứt dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối. Những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
- Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
- Chấn thương dây chằng chéo bên trong gối (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày. Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối. Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
- Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral): xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè. Vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.
Sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai là những chấn thương vai thường gặp khi chơi thể thao. Triệu chứng thường gặp gồm: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng…
Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.
Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong thể thao
- Khởi động sai (thời gian – khối lượng – vị trí)
- Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt
- Có bệnh trong người, gây mệt mỏi
- Chấn thương nhiều lần
- Kỹ thuật chưa tốt
- Tâm lý – kinh nghiệm thi đấu còn ít
- Tập luyện quá tải
- Thiếu dụng cụ bảo vệ
- Dụng cụ thi đấu không phù hợp
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
Phòng ngừa chấn thương xảy ra
- Khởi động kỹ: tăng dần về cường độ và tần số và độ khó
- Hoàn thiện kỹ thuật và thể lực tốt
- Chuẩn bị tâm lý tốt
- Lịch thi đấu phù hợp (VĐV chuyên nghiệp)
- Không nên quá gắng sức khi bị quá tải
- Điều trị thật tốt chấn thương cũ trước khi trở lại thi đấu
- Dụng cụ thi đấu – dụng cụ bảo vệ – sân bãi phải phù hợp
- Chú ý vấn đề thời tiết
CÁC LOẠI TÚI SƠ CỨU
TÚI SƠ CỨU RUNNER | BỘ SƠ CỨU TRẺ EM | TÚI SƠ CỨU HÀNG NGÀY | TÚI SƠ CỨU ĐA NĂNG | |
---|---|---|---|---|
Dành cho |
|
|
|
|
Kích thước (cm) | 16x10x3 | 10x15x5 | 21x13x5 | 23x16x10cm |
Cân nặng (gram) | 100g | 380g | 220g | 850g |
Số dụng cụ | 15 | 50+ | 55+ | 200+ |
Chống nước | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Phản quang | – | – | – | ✓ |
Vật liệu túi | 600D polyester | Plastic PVC | EVA Waterproof – 1680D | 600D polyester |
Sách Kỹ năng Sơ cứu | – | ✓ | – | – |
Sổ tay sơ cứu | – | – | ✓ | ✓ |
Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng |
Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm |