tai nạn giao thông 1life túi sơ cứu

Tai nạn giao thông có thể bao gồm các sự cố nhỏ như va chạm xe đạp hoặc các sự cố nghiêm trọng hơn nhiều như va chạm xe máy, xe ô tô. 

Sơ cấp cứu ban đầu là yếu tố quan trọng làm giảm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạng trong tai nạn giao thông. Sơ cứu đúng cách giúp người bị nạn cảm thấy dễ chịu và mau phục hồi hơn. 

Do đó, nhiều người biết kỹ năng sơ cứu và trang bị túi sơ cứu trên xe sẽ có thể tự giúp chính mình và giúp mọi người khi cần, giúp xây dựng một cộng đồng giao thông an toàn và nhân văn. 

TIẾP CẬN GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN
TAI NẠN GIAO THÔNG

GIỮ BÌNH TĨNH

Tai nạn giao thông có thể bao gồm các sự cố nhỏ như va chạm xe đạp hoặc các sự cố nghiêm trọng hơn nhiều như va chạm xe cộ. Điều quan trọng là bạn cần giữ bình tĩnh để đánh giá sự an toàn trước khi bạn tiếp cận giúp đỡ bất kỳ nạn nhân nào. 

ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BẢN THÂN

Đậu xe an toàn và tránh xa sự cố. Bật đèn cảnh báo nguy hiểm và mặc áo khoác phản quang nếu có.

Nhờ thêm người xung quanh bảo vệ khu vực xảy ra sự cố ở mỗi hướng bằng cách đậu xe cách xa và bật đèn báo nguy hiểm. Nếu bạn có các hình tam giác cảnh báo, có thể bảo vệ hiện trường bằng cách sử dụng các hình tam giác này. Những người xung quanh có thể giúp bạn làm điều này trong khi bạn giúp đỡ những người bị thương.

Đảm bảo an toàn cho các phương tiện bằng cách tắt hệ thống của tất cả các xe bị hư hỏng và xung quanh và nếu có thể, hãy ngắt kết nối ắc quy. 

TUÂN THỦ QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU DRS.ABCD

Khi hiện trường an toàn, hãy nhanh chóng đánh giá thương vong và ưu tiên sơ cứu cho bất kỳ ai bị thương nghiêm trọng đến tính mạng trước khi chăm sóc những người thương vong khác. Tuân thủ quy trình sơ cấp cứu DRS.ABCD để đảm bảo an toàn cho bản thân, người xung quanh và nạn nhân. 

D. DANGER – ĐÁNH GIÁ NGUY HIỂM 
Quan sát xem có an toàn cho mình không. Nếu an toàn, tiếp cận nạn nhân.

R. RESPONSE – KIỂM TRA ĐÁP ỨNG
Gọi tên, vỗ vai nạn nhân để kiểm tra. Nếu nạn nhân: 

  • Không đáp ứng ->  S: Gọi giúp đỡ. 
  • Có đáp ứng -> Kiểm tra chấn thương trên cơ thể.

S. SEND FOR HELP – GỌI GIÚP ĐỠ
Gọi cấp cứu 115. Gọi thêm người trợ giúp.

A. AIRWAY – ĐƯỜNG THỞ
Mở miệng, kiểm tra xem có vật lạ bên trong.

  • Không có thì cho nằm ngửa và mở đường thở.
  • Có vật lạ thì cho nằm tư thế hồi sức và lấy vật ra nếu dễ dàng.

B. BREATHING – HÔ HẤP
Quan sát chuyển động lên xuống của ngực. Nếu nạn nhân:

  • Không thở hoặc thở ngáp cá thì đặt nạn nhân nằm ngửa và tiến hành hồi sức tim phổi CPR
  • Thở bình thường thì quan sát kiểm tra các chấn thương khác (chảy máu, gãy xương, …) hoặc đưa về tư thế hồi sức

C. CPR – HỒI SỨC TIM PHỔI
30 lần ấn ngực, 2 lần hô hấp nhân tạo. Xem VIDEO CPR – Hồi sức tim phổi.

D. DEFIBRILLATOR – MÁY KHỬ RUNG TỰ ĐỘNG BÊN NGOÀI
Sử dụng máy khử rung tự động bên ngoài (AED) nếu có sẵn và làm theo lời hướng dẫn từ máy.

sơ cứu gãy xương, bong gân, cầm máu, túi sơ cứu y tế 1life

THỰC HIỆN SƠ CỨU NẠN NHÂN CHO ĐẾN KHI NHÂN VIÊN Y TẾ ĐẾN

Sơ cứu nạn nhân với túi sơ cứu đầy đủ các dụng cụ. 

Không di chuyển nạn nhân trừ khi thật sự cần thiết.

Scroll to Top