TÚI SƠ CỨU VÀ KỸ NĂNG SƠ CỨU cho người chạy bộ vào nơi hoang vắng (trail runners)
Chạy đường mòn (ultratrail) có thể không phải là môn thể thao ngoài trời nguy hiểm nhất, điều quan trọng là bạn nhận biết rủi ro và cách xử lý các tình huống tai nạn đúng và kịp thời. Nhiều tình huống tai nạn có thể được giảm thiểu với kỹ năng sơ cứu và túi sơ cứu dễ dàng mang theo trong chiếc áo vest chạy bộ.
Sơ cứu đúng và kịp thời giúp cứu sống người, ngăn tình trạng xấu đi của vết thương cho đến khi nhân viên y tế đến và giúp sự phục hồi tốt hơn.
Túi sơ cứu UltraLight gọn nhẹ thiết kế thể thao, có thể đeo vào đai hoặc để trong áo vest chạy bộ. Học cách xử lý các tình huống sơ cứu theo hướng dẫn bên dưới.
Vật liệu túi chống nước. Kích thước: 16 x 10 x 3 cm; cân nặng 100 gram với các dụng cụ sơ cứu sau:
- 1 Chăn giữ nhiệt (dùng khi bị hạ thân nhiệ)
- 1 Băng thun cuộn 5cm x 4.5m (dùng cho bong gân, cầm máu, chấn thương liên quan đến xương khớp cơ)
- 2 Gạc, 5 băng cá nhân to và nhỏ, 4 bông tẩm cồn (lau sạch, cầm máu, bảo vệ vết thương)
- 1 Còi
- 1 Card ghi thông tin cá nhân (tên, liên lạc, nhóm máu, …) và một mặt là thông tin để học trước một số kỹ năng sơ cứu cơ bản.
Khi có túi sơ cứu, bạn nên
- Mở ra xem
- Bỏ bớt nylon bảo vệ đồ để khi dùng đến thì tránh xả rác
- Điền thông tin liên lạc vào card
- Ôn lại kỹ năng sơ cứu
- Trang bị thêm các loại thuốc mình hay dùng: dị ứng, tiêu hoá, giảm đau.
KỸ NĂNG SƠ CỨU CHO RUNNER
- Không chọc vỡ vết phồng rộp
- Sử dụng một miếng dán để dán lên vết rộp cho tới khi chạy về nhà.
- Miếng dán sẽ có tác dụng như lớp da thứ 2 bảo vệ vết phồng rộp khỏi bị vỡ
- Lấy kim/ngòi côn trùng ra.
- Rửa vết thương dưới vòi nước.
- Chườm lạnh 10 – 20 phút.
- Quan sát nạn nhân ít nhất 30 phút.
- Đi cấp cứu nếu cần.
Theo quy tắc RICE khi bị bong gân, giãn dây chằng.
- R – REST: Nghỉ ngơi
- I – ICE: chườm lạnh chỗ bong gân khoảng 10 – 20 phút, mỗi 2-3 giờ trong 24 – 48 giờ đầu.
- C- COMPRESS: băng ép chỗ bong gân
- E- ELEVATE: kê cao vùng chấn thương
Trường hợp bị rắn cắn thì hãy bình tĩnh xử lý theo những bước sau:
- Gọi cấp cứu.
- Tránh vận động bộ phận cơ thể bị rắn cắn.
- Tháo hoặc cởi đồ khỏi vị trí vết cắn.
- Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước.
- Băng chặt vết thương bằng gạc sạch và băng thun cuộn.
- Đi bệnh viện ngay lập tức.
1. Đeo găng tay bảo vệ mình trước khi sơ cứu.
2. Đè gạc mạnh vào vết thương để cầm máu.
3. Băng vết thương với gạc vô khuẩn và băng thun cuộn.
Nếu không thể kiểm soát chảy máu, hãy đến bệnh viện.
Đối với vết thương xuyên thấu
- Không rút vật xuyên thấu ra.
- Cố định bằng băng thun cuộn.
- Đưa đến bệnh viện / cơ sở y tế gần nhất.
Say nắng là tình trạng xảy ra khi cơ thể không thể tự hạ nhiệt khi trở nên quá nóng, xảy ra khi tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài, phơi nắng quá lâu. Nếu không được xử lý kịp thời, say nắng có thể sẽ gây tử vong.
Triệu chứng:
- Đau đầu, chóng mặt, khó chịu
- Cảm giác bồn chồn trong người
- Da nóng, đỏ bừng và khô
- Phản xạ chậm dần
- Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C
Cách xử lý:
- Vào nơi thoáng mát.
- Chườm mát vào bẹn, nách, cổ.
- Uống nước.
- Nếu không cải thiện, đưa đến bệnh viện.
Tình trạng mất nước xảy ra khi bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Tình trạng này thường xảy ra khi tập thể dục liên tục do lượng mồ hôi cơ thể tiết ra tăng lên trong điều kiện ấm áp. Nếu không được điều trị thì có thể dẫn tới kiệt sức vì nhiệt. Đây là một tình trạng nghiêm trọng do cơ thể mất muối và nước, vì vậy điều quan trọng là các vận động viên phải bù nước và điện giải càng sớm càng tốt.
Triệu chứng:
- Đau đầu, nhẹ đầu
- Khô miệng, mắt và môi
- Nước tiểu sẫm màu
- Các cơ bị chuột rút
Biện pháp xử lý:
- Nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ
- Uống bù nước hoặc nước điện giải để bổ sung một số khoáng chất khác
- Nếu bị chuột rút thì cần nghỉ ngơi và xoa bóp, kéo căng các cơ bị đau
- Nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay
ĐÂY LÀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người.
Làm ấm: quấn trong tấm chăn giữ nhiệt để duy trì nhiệt cơ thể hoặc áp túi/bình nước nóng vào cổ, nách và háng.
Cho uống thức uống ấm nếu bệnh nhân còn tỉnh táo (KHÔNG cho uống rượu bia).
Tiến hành CPR nếu nạn nhân không đáp ứng hoặc thở ngáp cá.
Điều này có thể xảy ra khi bạn vận động quá nhiều hoặc ăn không đủ.
Triệu chứng:
- Mồ hôi ra nhiều
- Ngất xỉu
- Lũ lẫn hoặc buồn ngủ
Biện pháp xử lý:
Ăn hoặc uống thứ gì đó có đường sẽ giúp cải thiện tình hình
CÁC LOẠI TÚI SƠ CỨU
TÚI SƠ CỨU RUNNER | BỘ SƠ CỨU TRẺ EM | TÚI SƠ CỨU HÀNG NGÀY | TÚI SƠ CỨU ĐA NĂNG | |
---|---|---|---|---|
Dành cho |
|
|
|
|
Kích thước (cm) | 16x10x3 | 10x15x5 | 21x13x5 | 23x16x10cm |
Cân nặng (gram) | 100g | 380g | 220g | 850g |
Số dụng cụ | 15 | 50+ | 55+ | 200+ |
Chống nước | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Phản quang | – | – | – | ✓ |
Vật liệu túi | 600D polyester | Plastic PVC | EVA Waterproof – 1680D | 600D polyester |
Sách Kỹ năng Sơ cứu | X | ✓ | – | – |
Sổ tay sơ cứu | – | – | ✓ | ✓ |
Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng | Đặt hàng |
Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm | Xem thêm |