Sau năm 2025, TPHCM sẽ có hệ sinh viên tốt nghiệp ngành Paramedic (cấp cứu ngoại viện).
Sơ cứu nạn nhân tại thời điểm bị nạn rất quan trọng. Chỉ khi nạn nhân vẫn còn được duy trì hơi thở hoặc cầm máu đúng cách thì bác sĩ mới có thể giúp nạn nhân cứu chữa ở những bước tiếp theo.
4-8 phút ngưng thở ngưng tim thì sẽ chết não và lúc này có bác sĩ cũng sẽ rất khó cứu nạn nhân.
Hiện Sở y tế TPHCM đã tiến hành xin mã ngành để đào tạo với các hệ:
- Cấp cứu ngoại viện trình độ cao đẳng (đào tạo 3 năm): Sau khi kết thúc chương trình, học viên có thể thực hiện thành thạo các thao tác cấp cứu ngoại viện cơ bản như hồi sinh tim phổi cơ bản, băng bó vết thương, vận chuyển người bệnh và có thể tư vấn sử dụng một số thuốc thiết yếu.
- Cấp cứu ngoại viện trình độ đại học (đào tạo 4 năm): Sau khi kết thúc chương trình, học viên có thể thực hiện thành thạo các thao tác cấp cứu từ cơ bản đến nâng cao trên người bệnh như hồi sinh tim phổi nâng cao, băng bó vết thương, đặt nội khí quản và có thể kê toa một số thuốc thiết yếu.
- Cấp cứu ngoại viện trình độ sau đại học (chuyên khoa, chuyên khoa sâu): Sau khi kết thúc chương trình học, học viên thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu chuyên sâu trên người bệnh, sử dụng thành thạo các phương tiện hồi sức cấp cứu tại ngay hiện trường.
Úc là nước tiên phong đào tạo Paramedic (đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá). Tại các nước Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc rất chú trọng phát triển lực lượng sơ cứu hiện trường trước khi đưa nạn nhân cấp cứu tại bệnh viện.
Paramedic cần thời gian đào tạo từ 1.200 – 1.800 giờ. Các học viên sau khi hoàn thành chương trình đều có kỹ năng cấp cứu hiện trường gồm ngưng tim ngưng thở, cho bệnh nhân thở oxy; hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, phản ứng dị ứng.
Trước khi chờ TPHCM triển khai lực lượng cấp cứu ngoại viện chuyên nghiệp. Mỗi gia đình hãy tự trang bị kiến thức sơ cứu và túi sơ cứu để có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố.
Mỗi gia đình nên trang bị dụng cụ sơ cứu đầy đủ, kèm một sổ tay hướng dẫn. Sổ tay có thể gắn lên tủ lạnh hoặc để nơi dễ thấy để tra cứu nhanh cách xử lý các trường hợp. Dụng cụ sơ cứu nên để trong 1 túi chuyên biệt để có thể đem đi đầy đủ dụng cụ đến chỗ cần xử lý. Để dụng cụ riêng lẻ trong tủ thuốc dẫn đến tình trạng khi có sự cố không biết lấy đủ dụng cụ hay không. Một túi sơ cứu đầy đủ dụng cụ gồm các phần chính:
- Làm sạch vết thương: nước muối, bông tẩm cồn.
- Dụng cụ bảo vệ vết trầy xước, chảy máu: Băng cá nhân, gạc vô khuẩn, băng tam giác, găng tay y tế, băng cuộn y tế, băng keo lụa.
- Dụng cụ xử lý bong gân – gãy xương: nẹp samsplint, băng thun, băng tam giác.
- Dụng cụ khác: chăn giữ nhiệt, nhíp, còi, kéo
Túi sơ cứu 1Life được sản xuất với các nguyên liệu ngoại nhập, được kiểm định bởi Sở Y Tế Tp.HCM. Đồng thời, túi sơ cứu đã thông qua chứng nhận trang thiết bị y tế loại A theo quy định nghị định 98 Chính Phủ. 1Life cam kết chất lượng an toàn tới người sử dụng.
Thông tin chi tiết các loại túi sơ cứu bạn tham khảo tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để chúng mình tư vấn cho bạn nhé!