Thật là lý tưởng khi chương trình du lịch nào cũng thực sự “thuận buồm xuôi gió”, không có trục trặc phải giải quyết. Nhưng trên thực tế, muôn vàn tình huống xảy ra do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Chính vì thế mà hướng dẫn viên cần phải biết những biện pháp xử lý tình huống nhằm đảm bảo cho chuyến du lịch của khách được thực hiện tốt và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả và tác động xấu có thể xảy ra.
1. Chuẩn bị những kiến thức tổng quan
Đoán biết được khách sẽ hỏi mình cái gì và mình sẽ ứng phó ra sao quyết định sự thành công của tour du lịch
Hướng dẫn viên phải thành thạo kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, đồng thời phải giữ các quy chế, luật lệ của nhà nước để tránh phạm luật trong quá trình hướng dẫn khách du lịch nội địa và cả khách du lịch quốc tế.
Hướng dẫn viên phải nắm chắc chương trình du lịch (khách mua tour trực tiếp hay thông qua các trung tâm giới thiệu),…Khi hiểu rõ về tour của khách thì hướng dẫn viên mới có thể xây dựng kế hoạch, dự đoán các tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị tâm lý và cách giải quyết tốt hơn, đồng thời thông báo cho khách du lịch về lịch trình từ lúc khách mua tour cho đến lúc thực hiện tour và kết thúc chuyến tham quan.
Hướng dẫn viên không thể thực hiện nhiệm vụ 1 cách máy móc mà cần phải linh động, trở thành người bạn đồng hành, đáng tin cậy của du khách, vì thế, hướng dẫn viên phải là người giao tiếp tốt, biết cách xử lý và nắm bắt tâm lý của du khách.
2. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
Túi sơ cứu: Có rất nhiều HDV nghĩ rằng điều hành sẽ đưa cho ta đầy đủ dụng cụ sơ cứu. Nhưng sự thật không phải thế. Nhiều khi thuốc trên xe có đủ hết nhưng tất cả đều quá date hoặc không thể biết rõ hạn sử dụng. Nếu chúng ta quá ỷ lại vào xe và điều hành như thế thì chuyến tham quan rất dễ gặp tình huống rủi ro. Vì thế để tránh những trường hợp không may xảy ra chúng ta nên tự chủ động trang bị một túi sơ cứu riêng bao gồm: dụng cụ bông, băng, gạc, dụng cụ sát trùng…thuốc chống ói, say xe, đau bụng, nhức đầu, … Tất nhiên việc tham khảo ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ là rất cần thiết và nên nhớ túi sơ cứu phải được bổ sung sau khi sử dụng và kiểm tra date mỗi 6 tháng.
Trang bị đồ chơi và dụng cụ phù hợp :với các hoạt động diễn ra theo chương trình mà khách yêu cầu. Ví dụ chơi lửa trại mình cần chuẩn bị gì? Đêm gala dinner mình sẽ chơi gì? Và trò chơi biển sẽ chơi ra sao, dụng cụ gồm những gì?
Liên hệ điều hành để lấy quà tặng dành cho khách: áo mưa , túi sách, áo thun , nước suối, nón …
3. Thăm dò và đánh giá tâm lý du khách:
Phần đánh giá tâm lý du khách là phần quan trong nhất quyết định sự thành công của HDV trong một tour du lịch.
Nếu đi với khách nước ngoài thì việc đầu tiên bạn nên xác định rõ vùng , tiểu bang mà khách sinh sống để phần nào hiểu được tâm lý chung của du khách
Nếu đi với khách trong nước:
- Khách đoàn: Xác định trưởng đoàn là ai? Điện thoại? Để liên lạc trước, nghề nghiệp của khách trong đoàn là gì? ngoài việc đi theo chương trình, đoàn có thêm yêu cầu gì hay không để chuẩn bị trước. Tránh để ngày đi mới chuẩn bị sẽ trở tay không kịp. Ngoài ra HDV cũng cần phải tìm hiểu mục đích của chuyến đi.
- Khách lẻ: Khi có điều hành và danh sách khách thì ta phải gọi điện thoại cho từng khách hàng để xác nhận lại với khách thời gian đón và dặn dò vài điều cơ bản chuẩn bị trước khi đi, tất nhiên kết hợp việc hỏi thăm khách còn thắc mắc gì thêm hay không và tìm hiểu khéo mục đích của chuyến đi của họ là gì để lên “kế hoạch” –> Biết rõ những điều đó chắc chắn chuyến đi 50% thuận lợi.
Một số mẹo sơ cứu cho hướng dẫn viên du lịch
Sơ cứu Cơ bản rất quan trọng vì chính HDV là người có mặt tại chỗ, chứ không phải bác sĩ hay nhân viên cấp cứu, do đó HDV cần biết hô hấp nhân tạo, cầm máu hoặc hỗ trợ người bị thương đến nơi an toàn.
Các mẹo dưới đây sẽ giúp HDV biết phương pháp điều trị chấn thương trong những tình huống khẩn cấp
1. Phải làm gì khi bị chảy máu
Đè lên vết thương bằng băng gạc cho đến khi máu ngừng chảy. Có thể mất vài phút để màu ngừng chảy, chảy máu tại động mạch thường phun thành tia và cần thời gian đông lâu hơn. Các vết thương nhỏ thì máu chảy chậm và ít hơn song dễ nhiễm trùng và sưng tấy. Nên đeo găng tay vô trùng để bảo vệ cả bệnh nhân và bản thân. Ngoài ra cũng có thể chườm lạnh bằng cách đặt túi nước đá lạnh lên trên bằng gạc.
Một số điểm cần lưu ý:
- Không nên buộc garo chặt trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và có thể dẫn đến hoại tử. Nên nới lỏng garo mỗi 20 phút.
- Nếu nạn nhân chảy máu nhiều, kèm theo mạch đập bất thường, hoặc khó thở, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
2. Sơ cứu khi bị sốc nhiệt
Bước đầu tiên trong Sơ cứu Khi bị Sốc là gọi dịch vụ khẩn cấp (bạn hoặc người khác, nếu có người sẵn sàng) đồng thời tiến hành làm mát cho nạn nhân:
- Đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm.
- Nhanh chóng làm mát nạn nhân bằng mọi biện pháp có trong tay. Ví dụ, thay đổi trang phục thoáng mát hoặc dùng khăn lau mát.
- Không cho nạn nhân uống nước nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc đang nôn ói.
- Tìm sự giúp đỡ về y tế càng sớm càng tốt.
Đôi khi cơ của nạn nhân sẽ bị co giật do hậu quả của sốc nhiệt. Khi đó cần giữ không để nạn nhân làm bị thương chính mình, nhưng không được cho bất kỳ đồ vật gì vào miệng nạn nhân và không cho nạn nhân uống nước. Nếu nạn nhân bị nôn, cần đảm bảo giữ thông đường hô hấp bằng cách quay đầu nạn nhân nghiêng sang bên.
3. Sơ cứu bỏng
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và nạn nhân thì người sơ cứu cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng như sau:
- Mang phương tiện phòng hộ cho bản thân (Găng tay, mắt kính bảo vệ), nếu bạn cấp cứu cho người khác.
- Sử dụng nước để làm mát vết bỏng (không được dùng nước đá) trong tối thiểu 10 phút.
- Để vết bỏng dưới vòi nước đang chảy cho đến khi không còn đau.
- Băng vết bỏng bằng băng/gạc sạch.
- Nếu bỏng rộng, bạn hãy gọi cấp cứu (gọi 115 hoặc đơn vị cấp cứu nào gần nhất mà bạn có số điện thoại).
- Nếu nạn nhân hoặc quần áo trên người nạn nhân bị cháy thì cần hướng dẫn nạn nhân dập lửa bằng cách dừng lại, nằm xuống và lăn trên mặt đất. Sau đó dùng một tấm mền nhúng nước và trùm lên người nạn nhân.
- Khi lửa đã tắt thì lấy tấm mền ra, cẩn thận tháo bỏ trang sức và quần áo trên người nạn nhân, nhưng không cố gỡ bỏ những thứ đã bị dính bết vào da nạn nhân.
- Sau khi làm mát vết bỏng, dùng băng/gạc khô, sạch băng vết thương lại.
- Dùng một tấm mền khô, sạch để đắp cho nạn nhân.
- Kiểm tra xem người bệnh có các dấu hiệu sốc không.
Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, đánh giá và điều trị bệnh sớm.
4. Sơ cứu gãy xương
Sơ cứu khi gãy xương chân:
- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
- Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
- Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương
- Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
- Không buộc quá chặt để lưu thông máu
Sơ cứu khi gãy xương tay
- Khi gãy xương cánh tay hoặc cẳng tay, để phần tay bị gãy sát thân người nạn nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Cố định nẹp ở trên và ở dưới chỗ gãy. Dùng băng tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
- Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.
Sơ cứu khi gãy xương cột sống:
- Nếu gãy xương vùng cổ: đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng và cố định nạn nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân
- Nếu gãy xương cột sống vùng lưng: để nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhân
Với những trường hợp bị gãy xương, cần sơ cứu để cố định vùng bị tổn thương và nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế để kịp thời được điều trị.
5. Hồi sức tim phổi - CPR
Đánh giá DRS.CABD. Nếu nạn nhân rơi vào tình trạng ngừng tim hoặc ngừng tim, hãy chuyển sang thực hiện hô hấp nhân tạo.
Thực hiện hô hấp nhân tạo xem chi tiết tại: TẠI ĐÂY
Có rất nhiều kỹ năng XỬ LÝ TÌNH HUỐNG mà bạn chỉ có thể học được từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, có những kỹ năng sơ cứu cơ bản mà bạn nên biết khi làm công việc HDV du lịch. Những việc như cách băng vết thương, sơ cứu bong gân, chuột rút…. Những kỹ năng này sẽ giúp công việc hướng dẫn đoàn của bạn an toàn hơn rất nhiều so với việc bạn không biết cách sơ cứu.
1Life là doanh nghiệp cung cấp nhiều mẫu túi sơ cứu khác nhau phù hợp với nhu cầu của đoàn du lịch khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình.
Túi sơ cứu 1Life được sản xuất với các nguyên liệu ngoại nhập, được kiểm định bởi Sở Y Tế Tp.HCM. Đồng thời, túi sơ cứu đã thông qua chứng nhận trang thiết bị y tế loại A theo quy định nghị định 98 Chính Phủ. 1Life cam kết chất lượng an toàn tới người sử dụng.
Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.