TÚI SƠ CỨU VÀ KỸ NĂNG SƠ CỨU MỖI TRAIL RUNNER CHUYÊN NGHIỆP PHẢI BIẾT

Túi sơ cứu cho Runner

Chạy là một môn thể thao tuyệt vời để đạt được và duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, tất cả những người chạy bộ, chạy nước rút và những người đam mê marathon phải đảm bảo khởi động kỹ trước mỗi lần chạy và kết thúc mỗi lần chạy bằng các động tác giãn cơ “hạ nhiệt” để giữ cho cơ bắp dẻo dai và tránh căng thẳng cho cơ thể.

Bằng cách đi giày và quần áo chạy bộ phù hợp với khí hậu, bảo vệ làn da của bạn trước nắng, gió và thời tiết khắc nghiệt và giữ đủ nước , bạn đang thực hành các kỹ thuật tốt để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, một bước cần thiết khác để bảo vệ sức khỏe của bạn là luôn mang theo TÚI SƠ CỨU khi bạn chạy. Những vật dụng cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng cần có trong túi sơ cứu khi chạy bao gồm những thứ sau:

1. Chăn bạc giữ nhiệt

Chăn bạc giữ nhiệt (Emergency blanket) được sản xuất bằng cách phủ lớp nhôm lên cả hai bề mặt của lớp nhựa mỏng hoặc nylon.
 

Những công dụng hữu ích giúp vật dụng nhỏ bé này trở thành một phụ kiện không thể thiếu trong túi sơ cứu:

  • Lớp giấy bạc bằng nylon kín hơi giảm sự đối lưu không khí bên trong.
  • Giảm thoát thân nhiệt do bốc hơi của mồ hôi qua da.
  • Phản xạ lại nhiệt lượng do chính cơ thể phát ra, giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
  • Ngăn nhiệt lượng bên ngoài xâm nhập vào bên trong nhờ bức xạ nhiệt
  • Ngăn gió, chống gió cho người cần cứu hộ.
  • Trong điều kiện nóng bức có thể sử dụng làm bóng râm hoặc bảo vệ khỏi bức xạ. Hoặc khi cắm trại, sinh tồn còn được dùng làm lều khẩn cấp, túi ngủ tạm thời.
Là vật dụng không thể thiếu trong các chuyến đi phượt, đi dã ngoại leo núi hay trong những trường hợp cứu hộ, cứu sinh…Với runner chạy đêm địa hình hoặc trail núi lạnh có thể dùng chăn bạc này trùm cuốn quanh người khi trời mưa lạnh để tránh mất nhiệt của cơ thể. Chăn càng được sử dụng rộng rãi hơn, chủ yếu trong các trường hợp cần sơ cứu khẩn cấp: Giữ ấm cho các vận động viên chạy đường dài, những người thường bị mất nhiệt nhanh chóng sau khi kết thúc đường chạy.
Chăn có thể gấp lại tái sử dụng nhiều lần

2. Băng thun

Băng thun là phụ kiện hỗ trợ đắc lực cho các bạn vận động viên chuyên nghiệp, chạy marathon hay những bạn chơi thể thao thường xuyên với cường độ mạnh.

Công dụng băng thun:

  • Giảm thiểu tối đa các chấn thương có thể xảy ra với khớp và cơ.
  • Giảm áp lực trọng lượng của cơ thể chèn ép vào khớp đau.
  • Giảm căng cơ trong cường độ hoạt động cao, cải thiện khả năng của cơ bắp, giúp phần khớp chuyển động nhịp nhàng.

3. Còi

Quy định về việc trang bị còi cứu hộ khi tham gia chạy địa hình là 1 trong những yêu cầu bắt buộc. Bởi vì trong những trường hợp giọng nói của bạn không đủ mạnh để phát tín hiệu vang xa, thổi còi sẽ giúp bạn phát ra tín hiệu để mọi người phát hiện và đội cứu hộ sẽ tìm thấy bạn nhanh, kịp thời nhất.

Té ngã, va quệt gây chảy máu, lạc đường, côn trùng cắn… thì việc thổi còi nhằm tạo sự chú ý, báo hiệu, kêu gọi sự trợ giúp vô cùng hiệu quả.

4. Bông tẩm cồn, gạc vô khuẩn, băng cá nhân

Trong khi chạy bộ, bạn sẽ có thể bị ngã hoặc gặp va chạm dẫn tới bị chảy máu. Có sẵn băng gạc và dụng cụ sát khuẩn sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại hành trình của mình mà không bị gián đoạn.

Bông tẩm cồn: giúp làm sạch hoặc sát khuẩn vết thương giảm thiểu nhiễm khuẩn.

Băng cá nhân rất thuận tiện cho các vết thương nhỏ bạn có thể gặp khi chạy chẳng hạn như các vết xước ngoài da, hoặc có tác dụng như lớp da thứ 2 bảo vệ vết phồng rộp khỏi bị vỡ ở gót chân…

Nên có nhiều loại băng cá nhân kích thước to nhỏ khác nhau để có thể che chắn vết thương ở nhiều vị trí khác nhau.

Những kỹ năng sơ cứu cơ bản Runner nên biết

Để chuẩn bị tốt nhất cho sự an toàn của chính mình, hãy học cách xử lý các tình huống sơ cứu và mang theo túi sơ cứu

  • Bong gân, giãn dây chằng
  • Chảy máu
  • Côn trùng cắn, rắn cắn Dị ứng
  • Phồng rộp gót chân
  • Chuột rút
  • Say nắng, sốc nhiệt
  • Mất nước
  • Hạ đường huyết

1. Bong gân, căng cơ

Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến khi chạy địa hình và có ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh khớp – cơ, gân và dây chằng.

Bong gân là khi dây chằng bị giãn quá mức hoặc bị rách một phần.

Căng cơ là khi cơ bị căng quá mức và bị rách một phần. (Đứt dây chằng là khi cơ hoặc gân bị rách hoàn toàn). Khi cơ và gân bị rách sẽ có hiện tượng chảy máu xung quanh gây đau, sưng và bầm tím.

Nếu bong gân hoặc căng cơ không được điều trị đúng cách, các vận động viên có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn dẫn tới việc sẽ phải ngừng hoạt động trong một thời gian khá dài cũng như cần một số phương pháp vật lý trị liệu.

Triệu chứng

  • Đau
  • Khó khăn khi di chuyển
  • Sưng và bầm tím

Biện pháp xử lý R.I.C.E:

  • Rest_Nghỉ ngơi: Bạn hoặc nạn nhân nên nằm xuống và đặt chấn thương ở tư thế thoải mái, nâng cao.
  • Ice_Chườm lạnh: Để làm mát vùng đau và giảm sưng, chườm một túi đá khô hoặc cho đá lạnh vào một miếng vải. chườm lạnh khoảng 10 – 20 phút, lặp lại mỗi 2-3 giờ.
  • Compress – Băng ép chỗ bong gân: Dùng băng vải hoặc băng thun để cố định vùng chấn thương. không nên băng quá chặt vì có thể gây cản trở lưu thông máu, khiến cơn đau trầm trọng hơn. Nếu sau khi quấn băng gạc, bạn cảm thấy đau hơn hay kèm theo tình trạng sưng, tê ở khu vực được quấn thì nên nới lỏng ra. Băng ép vùng chấn thương nên được thực hiện giữa các đợt chườm lạnh.
  • Elevate – Kê cao vùng bị thương: Nâng chấn thương và đỡ nó trên một vật gì đó mềm, như đệm. Kiểm tra để đảm bảo rằng băng không quá chặt sau mỗi 10 phút.

2. Chấn thương chảy máu

Trong khi chạy bộ, bạn sẽ có thể bị ngã hoặc gặp va chạm dẫn tới bị chảy máu.

Triệu chứng:

  • Đau nhức
  • Có máu chảy ra từ vết thương

Biện pháp xử lí:

  • Tạo ra áp lực lên vết máu chảy để cầm máu bằng cách ấn băng đô chạy bộ hoặc áo lên vết thương
  • Nếu tình trạng chảy máu nặng, hãy tới trung tâm y tế gần nhất nhanh nhất có thể và duy trì áp lực lên vết thương

3. Côn trùng cắn, rắn cắn Dị ứng

Triệu chứng:

Một số phản ứng nhẹ có thể thấy ngay tại chỗ bị côn trùng đốt (thường là tay, chân, vùng da hở) như:

  • Một vết nhỏ giống như mụn
  • Sưng nhẹ đến vừa phải
  • Đau rát
  • Nóng tại chỗ đốt
  • Ngứa

Các phản ứng nặng hơn (ít gặp) thể hiện việc dị ứng với nọc côn trùng là:

  • Khó thở
  • Phát ban
  • Ngứa ngáy lan rộng đến các khu vực xa vết đốt
  • Sưng phù mặt, cổ họng hoặc phần miệng hoặc lưỡi
  • Thở khò khè, nuốt khó
  • Nôn mửa
  • Bồn chồn lo lắng
  • Mạch nhanh
  • Chóng mặt, tụt huyết áp
  • Sốt nhẹ
  • Sốc phản vệ

Biện pháp xử lý khi côn trùng cắn:

  • Lấy kim/ngòi côn trùng ra
  • Rửa vết thương dưới vòi nước
  • Chườm lạnh 10 – 20 phút
  • Quan sát nạn nhân ít nhất 30 phút
  • Đi cấp cứu nếu cần

Nếu bạn có tiền sử dị ứng côn trùng đốt nghiêm trọng, hãy đảm bảo luôn đi cùng một người bạn khi chạy trail. Lưu ý nên mang theo túi sơ cứu thuốc chống dị ứng như loratadin, fexofenadin….

Trong trường hợp bị rắn cắn, dù bị rắn độc cắn hay rắn lành cắn, bạn cũng cần giúp nạn nhân gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức. Trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến xử lý vết thương, bạn có thể thực hiện cách sơ cứu khi bị rắn cắn theo cách sau:

  • Đưa người bị cắn ra xa nơi có rắn.
  • Tháo giày nếu nạn nhân bị rắn cắn ở chân.
  • Gỡ bỏ các đồ trang sức đang đeo gần vùng bị cắn.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống sao cho vết thương thấp hơn tim.
  • Băng vết thương bằng gạc vô trùng. Bạn lưu ý không nên buộc vết thương quá chặt mà chỉ nên băng nhẹ nhàng.
  • Giúp nạn nhân giữ bình tĩnh và nằm yên. Tình trạng mất bình tĩnh hay cử động nhiều có thể làm nọc độc lan nhanh hơn.

4. Phồng rộp gót chân

Các vết phồng rộp thường xuất hiện khi da của bạn bị cọ xát liên tục với một bề mặt khác. Tuy điều này hay xảy ra nhưng nó lại có thể dễ dàng được xử lí.

Triệu chứng:

Xuất hiện vết phồng rộp, xước trên da

Biện pháp xử lí:

  • Không chọc vỡ vết phồng rộp
  • Sử dụng một miếng dán để dán lên vết rộp cho tới khi chạy về nhà. Miếng dán sẽ có tác dụng như lớp da thứ 2 bảo vệ vết phồng rộp khỏi bị vỡ

5. Chuột rút

Đây là một trong những vấn đề phổ biến mà các runner hay gặp phải nhất là những runner không khởi động kĩ hoặc không khởi động.

Triệu chứng:

Đau đớn đột ngột

Biện pháp xử lí:

  • Kéo căng cơ
  • Nếu có người chạy cùng, hãy nhờ họ uốn cong bàn chân lên phía ống chân của bạn để kéo căng cơ chân và xoa vùng bắp chân của bạn.

6. Say nắng, sốc nhiệt

Say nắng là tình trạng xảy ra khi cơ quan điều chỉnh nhiệt độ của não bị hỏng dẫn tới việc cơ thể không thể tự hạ nhiệt khi trở nên quá nóng. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu ai đó tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài, chẳng hạn như phơi nắng quá lâu. Nếu không được xử lí kịp thời hay điều trị đúng cách, say nắng có thể sẽ gây tử vong.

Triệu chứng:

  • Đau đầu, chóng mặt, khó chịu
  • Cảm giác bồn chồn trong người
  • Da nóng, đỏ bừng và khô
  • Phản xạ chậm dần
  • Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C

Biện pháp xử lí:

  • Đưa người tới nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo
  • Gọi cấp cứu
  • Chườm mát, để giúp hạ nhiệt

7. Mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra khi bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Tình trạng này thường xảy ra khi tập thể dục liên tục do lượng mồ hôi cơ thể tiết ra tăng lên trong điều kiện ấm áp. Nếu không được điều trị thì có thể dẫn tới kiệt sức vì nhiệt. Đây là một tình trạng nghiêm trọng do cơ thể mất muối và nước, vì vậy điều quan trọng là các vận động viên phải bù nước và điện giải càng sớm càng tốt.

Triệu chứng:

  • Đau đầu, nhẹ đầu
  • Khô miệng, mắt và môi
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Các cơ bị chuột rút

Biện pháp xử lí:

  • Nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ
  • Uống bù nước hoặc nước điện giải để bổ sung một số khoáng chất khác
  • Nếu bị chuột rút thì cần nghỉ ngơi và xoa bóp, kéo căng các cơ bị đau
  • Nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay

8. Hạ đường huyết khi chạy

Điều này có thể xảy ra khi bạn tập thể dục quá nhiều hoặc bỏ bữa.

Triệu chứng:

  • Mồ hôi ra nhiều
  • Ngất xỉu
  • Lũ lẫn hoặc buồn ngủ

Biện pháp xử lí:

Ăn hoặc uống thứ gì đó có đường sẽ giúp cải thiện tình hình

Túi sơ cứu là dụng cụ không ai muốn sử dụng trong mỗi hành trình chạy trail, nhưng thành thật mà nói, bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ bị té ngã hoặc tai nạn, hoặc khi nào bạn có thể phải đến giải cứu một người chạy bộ khác hoặc bất kỳ ai khác. Bạn cũng nên học một khóa học sơ cứu cơ bản để Bạn có thể biết phải làm gì nếu người bạn đang chạy của bạn đột nhiên gục ngã hoặc bạn nhìn thấy một người qua đường đang gặp sự cố.

Vì vậy, để bắt đầu, nên mang theo một chút thức ăn, nước uống, và túi sơ cứu, bạn có thể tự tạo một túi sơ cứu cho riêng mình hoặc  lựa chọn: TÚI SƠ CỨU của 1Life. Với hơn 14 dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc chạy một cách kịp thời: chảy máu, bong gân, phồng rộp da…

Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top