CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI BĂNG SƠ CỨU

Băng sơ cứu là một trong những vật dụng hữu ích và linh hoạt nhất cho bất kỳ người sơ cứu nào và là thành phần không thể thiếu trong bộ dụng cụ sơ cứu chuẩn y tế. Chúng được sử dụng để bảo vệ vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo điều kiện chữa lành vết thương.

Nếu không quen thuộc với các dụng cụ sơ cứu, bạn có thể thắc mắc: băng thể thao là gì và nó khác với băng thun như thế nào? Sử dụng băng gạc cuộn như thế nào là phù hợp? Hãy xem có những loại băng nào và mỗi loại là lý tưởng cho những tình huống nào.

Các loại băng trong sơ cấp cứu

Băng thun

Băng thun y tế là một loại băng được làm chủ yếu từ sợi polyester và cao su thiên nhiên. Đặc điểm để phân biệt rõ nhất băng thun y tế với các loại băng gạc khác đó là tính đàn hồi cao. Băng thun có thể kéo dãn đến 200% so với kích cỡ ban đầu của nó, được dùng như là lớp băng cuốn ngoài cùng cho các vết thương.

Chính nhờ có độ co giãn cao kèm theo các móc nối nên băng thun y tế, sản phẩm này được sử dụng làm lớp băng bó bên ngoài đối với các chấn thương ở các vị trí khớp nối như vai, cổ, chân, tay…. Chúng có thể giặt và tái sử dụng.

Băng gạc cuộn

Băng gạc cuộn được làm từ 100% sợi cotton. Khả năng thấm hút cao và nhanh. Mịn màng, mềm mại, không gây kích ứng da, rất co giãn và phù hợp với các khớp nối của cơ thể.

Đây là loại băng cuộn y tế tiện lợi trong việc chăm sóc mọi vết thương, không chỉ dùng để cầm máu hay dịch nhầy mà còn có tác dụng cố định bông gạc đắp lên vết thương, hạn chế cử động vùng bị thương.

Loại băng này rất thích hợp để băng bó vết thương ở đầu hoặc tay chân và vết thương khó băng.

Băng keo y tế

Được làm từ vải lụa Acetate Taffeta nhẹ nhàng và mềm mại, keo Acrylic độ dính cao, không gây dị ứng. Băng có bờ răng cưa dễ xé ngang dọc, không sót keo trên da và gây đau khi tháo băng. Bề mặt băng thông thoáng cho phép da trao đổi không khí. Băng được quấn vào lõi nhựa liền cánh để bảo vệ.

  • Sản phẩm được sử dụng để xử lý các vết thương nhỏ như: Đứt tay, chảy máu,… dưới băng keo có chất dính nên khi dán lên da giúp cầm máu tốt hơn.
  • Bạn có thể kết hợp cùng bông, băng gạc y tế giúp bảo vệ vết thương khỏi các loại vi khuẩn. Từ đó, vết thương cũng tránh bị nhiễm trùng vì bụi bẩn và nhanh lành hơn.
  • Giúp cho quá trình đưa thuốc vào cơ thể hiệu quả hơn, qua đó bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc vào người bệnh nhanh hay chậm. Vì thế, băng keo y tế là vật dụng rất hữu ích khi người bệnh cần truyền nước hoặc truyền máu.
  • Một số băng keo có thể cố định hoặc băng bó các bộ phận cơ thể trong và sau khi phẫu thuật. Hiện nay một số loại băng keo có khả năng vô trùng, hoặc khả năng chống thấm nước vô cùng tiện ích.

Băng keo thể thao

Băng keo thể thao là loại băng keo quấn cơ dùng phổ biến trong các hoạt động thể thao, nhất là môn bóng đá. Các cầu thủ khi tham gia luyện tập hoặc thi đấu thường sử dụng nó với mục đích bảo vệ chân tay, đầu gối tránh chấn thương khi di chuyển, khi thực hiện các pha tranh chấp bóng ở cường độ cao.

Băng keo thể thao được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thể thao bởi có nhiều công dụng hữu ích như:

  • Dùng băng dính thể thao để bảo vệ cổ chân, cổ tay, bảo vệ đầu gối
  • Băng keo quấn sơ mi có tính năng chống lật cổ chân khi chạy với tất độ cao
  • Đối với những người chơi bóng đá chuyên nghiệp, chấn thương là điều khó tránh khỏi. Việc quấn băng ở những vị trị đã bị chấn thương trước đây vừa có tác dụng bảo vệ chân vừa có tác dụng tránh chấn thương cũ tái phát. Nhờ vậy, bạn có thể tham gia thi đấu một với một tâm thế vững vàng, không có gì phải lo lắng với những đôi giày đá bóng sân cỏ nhân tạo phù hợp.
  • Người ta còn dùng băng cổ chân thể thao để cố định cổ chân, giúp bước chạy chắc chắn hơn, an toàn hơn.

Sự khác biệt giữa các loại băng là gì?

Mặc dù các loại băng giống nhau ở một số điểm, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau, đôi khi chúng phối hợp với nhau để giúp vết thương mau lành. Băng thun trước khi đắp lên vết thương cần đắp gạc vô trùng lên vết thương hở để bảo vệ vết thương và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Băng thun cũng phục vụ nhiều mục đích khác, chẳng hạn như nén vết thương hoặc bó bột khi gãy xương. Băng gạc cuộn có thể đắp trực tiếp lên vết thương hở.

Trong khi băng keo thể thao để cố định cổ chân, giúp bước chạy chắc chắn hơn, an toàn hơn còn băng keo y tế được sử dụng để giữ cố định băng.

Bạn nên băng bó trong bao lâu?

Khoảng thời gian bạn nên băng bó tùy thuộc vào một số yếu tố. Nếu nghi ngờ, bạn nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia y tế. Thông thường, bạn nên tiếp tục băng cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong trường hợp vết thương hở, thay băng hàng ngày và giữ cho vết thương sạch và khô thoáng. Khi xử lý các vết thương nghiêm trọng hơn, hãy luôn đến các cơ sở y tế để được chuyên gia y tế tư vấn.

Băng giúp vết thương mau lành như thế nào?

Vì có một số loại băng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên chúng giúp chữa lành các vết thương khác nhau theo nhiều cách. Ví dụ:

  • Khi băng ép vết thương theo phương pháp RICE, lực bên ngoài do băng thun tác dụng sẽ giúp giảm thiểu sưng tấy và hỗ trợ vết thương.
  • Khi được sử dụng để giữ băng, băng keo lụa đảm bảo rằng băng được cố định, tạo môi trường lý tưởng để vết thương mau lành.

Mua như thế nào?

Những loại băng sơ cứu này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ chăm sóc vết thương đến hỗ trợ và nâng đỡ các vùng cơ thể bị thương. Hầu hết các băng sơ cứu đều có trong các loại túi sơ cứu 1Life.

Khi đã biết những thứ cần có trong bộ sơ cứu, bạn có thể tự mình cho những dụng cụ cần thiết vào hộp chống thấm nước hoặc mua một bộ lắp sẵn từ nhà thuốc hoặc các cửa hàng dụng cụ y tế. Cất túi sơ cứu của bạn ở khu vực tương đối mát mẻ trong xe hơi vì nhiệt và ánh sáng mặt trời có thể làm biến chất một số sản phẩm, như kem và thuốc mỡ.

Nếu bạn đã có ý định mua một bộ sơ cứu, nhưng không biết mua từ đâu, hãy ghé thăm shop http://www.tuisocuu.one của chúng tôi để lựa chọn một bộ sơ cứu mà bạn cần.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top