TỔNG HỢP CÁC VIDEO SƠ CỨU SAI VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG

Thông tin trên mạng xã hội có phạm vi tiếp cận rộng rãi, tốc độ lan truyền nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Nếu các video viral (video lan truyền) cách sơ cứu SAI làm cho người tiếp nhận có cách nhìn nhận lệch chuẩn sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cá nhân và cả cộng đồng.

Để không lan truyền kiến thức SAI gây hậu quả THẬT chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng sơ cứu ĐÚNG, 1Life tổng hợp các video sơ cứu sai với tốc độ viral nhanh và được cộng đồng chia sẻ nhiều. 1Life mong muốn mọi người nên tra cứu, tìm kiếm và thực hành sơ cứu đúng cũng như trang bị túi sơ cứu đạt chuẩn tại: http://kynangsocuu.com

1.Bác sĩ dốc đầu bệnh nhân chữa hóc dị vật

Video hơn 170k lượt share do bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi con bị hóc dị vật đó là hãy dốc ngược bé lên, vỗ mạnh vào lưng để dị vật rơi xuống và ra khỏi thanh quản, sau đó mới cho tay vào miệng con để lấy dị vật ra.

Đây là điều cực kì sai lầm vì có thể khiến bé gặp nguy hiểm hơn.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc, điều quan trọng nhất là các phụ huynh hãy trang bị ngay cho mình những kỹ năng sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật.

Cách xử lý ĐÚNG:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

  • Sơ cứu bằng cách đặt trẻ nằm sấp dọc theo cẳng tay, dùng gót bàn tay đập vào khoảng lưng giữa 2 xương vai 5 lần liên tục, chậm, chắc. Sau đó kiểm tra dị vật đã văng ra chưa, trẻ đã thông đường thở chưa (da hồng hào trở lại, khóc lớn);

  • Nếu sau 5 lần đập lưng mà vẫn chưa thông đường thở, đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn, dùng 2 ngón tay giữa, ấn thẳng 1 góc 90o vào giữa xương ức (xương to giữa ngực trẻ), mức ngang với đường nối 2 núm vú của trẻ. Thực hiện ấn 5 lần chậm, chắc. Tiếp tục kiểm tra trẻ xem đã loại bỏ dị vật ra chưa. Nếu thấy có dị vật tống ra, còn ở trong miệng, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay út lùa dị vật ra ngoài;

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu không loại bỏ được dị vật ra khỏi đường thở của trẻ;

  • Trong thời gian chờ cấp cứu, tiếp tục thực hiện 5 lần đập lưng, 5 lần ấn ngực xen kẽ cho tới khi trẻ khóc được hoặc đến khi xe cấp cứu đến;

  • Nếu thấy trẻ bất tỉnh, làm hô hấp tim phổi nhân tạo.

Đối với trẻ trên 1 tuổi và người lớn:

5 lần vỗ lưng bằng gót bàn tay:

  • Dùng phần gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần riêng biệt tại vị trí giữa 2 bả vai;

  • Đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh, mỗi lần vỗ lưng tách biệt để đánh bật dị vật ra;

  • Đánh giá tình trạng cải thiện sau mỗi lần vỗ lưng.

5 lần đẩy bụng (nghiệm pháp Heimlich):

  • Đứng phía sau nạn nhân;

  • Dùng 2 tay ôm quanh eo nạn nhân, bên dưới khung xương sườn

  • Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng nạn nhân (cạnh ngón tay cái tỳ vào bụng) ở phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị);

  • Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia;

  • Thực hiện đẩy bụng từng lần riêng biệt và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng. Dừng thao tác nếu nạn nhân bất tỉnh.

Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở chưa được cải thiện thì tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho tới khi đánh bật dị vật ra khỏi đường thở.

2. Chiến sĩ công an dốc ngược nạn nhân chạy để sơ cứu đuối nước

Động tác DỐC NGƯỢC người bị nạn chạy vài vòng là cách sơ cứu SAI vì làm chậm trễ quá trình hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn chứ không giúp ích gì. Nước từ miệng người bị nạn chảy ra là từ dạ dày chứ không phải từ phổi.

Cách sơ cứu đuối nước đúng là:

  1. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh hoặc không có dấu hiệu thở, đặt nạn nhân trên sàn cứng và thực hiện hồi sức tim phổi ngay lập tức

  2. Nếu nạn nhân Bất tỉnh nhưng thở bình thường, cho nằm nghiêng, chờ xe cứu thương đến hoặc chở đi bv cấp cứu và cho nằm nghiêng

  3. Nếu nạn nhân vớt lên mà còn thở (vừa ho, vừa thở) thì cho ngồi để ho hết nước đường thở ra, khuyến khích ho.

Hướng dẫn sơ cứu đúng đuối nước xem tại: 

3. Sơ cứu co giật sai

Trong đoạn clip này, em bé lên cơn co giật toàn thân nhưng vẫn thở bình thường, được gia đình liên tục hà hơi, thổi ngạt, ép lồng ngực. 

Trước cách sơ cứu trên, bác sĩ nhận định gia đình đã xử lý SAI. Ấn ngực trên nệm không có tác dụng, có thể gây thêm tổn thương cho bé.

CÁCH SƠ CỨU CO GIẬT nên làm là:

1. Giữ bình tĩnh, tránh tập trung đông người xung quanh, di chuyển bớt mền gối ra ngoài

2. Nghiêng bé sang 1 bên.

3. Quan sát cơn co giật, thời gian co giật, không kìm giữ, xoa bóp cho đến khi hết co giật.

Video sơ cứu co giật xem chi tiết: 

4. Sơ cứu bỏng sai cách

1 phụ nữ bị bỏng do dầu ăn. Sau đó, nạn nhân đã ngâm tay vào đá và bôi kem đánh răng mà vẫn thấy rất nóng, đau, rát.

Đây là hành động sơ cứu Sai hoàn toàn

Khi bị bỏng 

  • Tránh làm vỡ các bóng nước trên da, nếu bóng nước bị vỡ thì rửa nhẹ nhàng
  • KHÔNG thoa bơ, dầu lên vết bỏng.
  • KHÔNG ngân nước đá trực tiếp lên khu vực bị bỏng
Cách sơ cứu đúng như sau:https://firstaid.1life.vn/lessons/bong/

5. Rắc bột kháng sinh lên vết thương

Rắc bột kháng sinh lên các vết thương hở (bỏng, trầy xước, rách da, vết thương nhiễm trùng,…) là cách xử trí khá phổ biến trong cộng đồng.

Thuốc sử dụng để rắc lên vết thương hay gặp là một số kháng sinh như Clocid (Chloramphenicol), Ampi (Ampimycin)…Mọi người nghĩ rằng làm như vậy sẽ phát huy tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn tốt bởi vì thuốc được đưa trực tiếp tới vết thương. Tuy nhiên trong thực tế, việc rắc bột kháng sinh lên vết thương hở là lợi bất cập hại, không những không có ý nghĩa điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như

  • Dễ gây dị ứng, sốc phản vệ
  • Làm vết thương lâu khỏi, chậm lên da non
  • Đề kháng kháng sinh

Đừng quên theo dõi 1Life để cập nhật những thông tin hữu ích, cũng như các khóa học kỹ năng sơ cấp cứu theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ bạn nhé. Hiện nay trên thị trường có dòng sản phẩm túi sơ cứu với đầy đủ các dụng cụ cơ bản. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có đầy đủ các dụng cụ sơ cứu đạt chuẩn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn: TÚI SƠ CỨU HÀNG NGÀY của 1Life. Với hơn 55 dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc sống một cách kịp thời: bỏng bô, chảy máu, bong gân, gãy xương, … Túi sơ cứu phù hợp cho tủ thuốc gia đình, đem theo trong xe máy, xe ô tô, không thể thiếu trong các chuyến đi du lịch, đặc biệt cần thiết cho gia đình có con nhỏ.

Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.

* Nguồn: tổng hợp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top