Người bệnh tiểu đường nên phòng tránh trầy xước và vết thương ngoài da (đặc biệt là bàn chân), nếu bị thương thì nên sơ cứu nhanh chóng và cung cấp đủ protein, tập thể dục… để vết thương mau lành.
Một vết cắt hoặc vết trầy xước nhỏ cũng có thể dễ bị nhiễm trùng và biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Bởi vì người bệnh tiểu đường do lượng đường dư thừa trong máu làm hỏng dây thần kinh, khiến KHÔNG cảm thấy đau khi bị cắt hoặc phồng rộp ở bàn chân nên dễ dẫn đến nhiễm trùng, lâu lành. Do đó, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra bàn chân và các vết thương khác.
Ngăn ngừa vết cắt, vết xước
Người tiểu đường không nên đi chân trần, kể cả trong nhà; luôn mang giày dép vừa vặn với chân để tránh tổn thương. Đặc biệt, bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương mạch máu ảnh hưởng tới bàn chân nên kiểm tra giày dép xem có dính dị vật không trước khi mang vì chân thường sẽ không cảm nhận được.
Người bệnh cần xử lý ngay những vết thương, vấn đề nhỏ ở chân, tốt nhất là trang bị sẵn túi sơ cứu hoặc dụng cụ sơ cứu trong tủ thuốc gia đình để giảm nhiễm trùng và biến chứng.
Sơ cứu vết thương
Nếu bị đứt tay, vết xước, vết cắt… người tiểu đường nên xử lý ngay trước khi vết thương có thể bị nhiễm trùng.
- Làm sạch vùng bị thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng.
- Kê cao bàn chân bị thương, hạn chế đi lại, không tạo áp lực lên bàn chân có vết thương để vết thương mau lành hơn.
Triệu chứng nhiễm trùng và biến chứng
Triệu chứng nhiễm trùng:
- Vết thương đỏ, đau, chảy dịch.
- Vết thương lâu lành trên 3 tuần.
- Vết thương lan rộng, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, sốc.
Biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm:
- Loét chân gây hoại tử, áp xe, nhiễm trùng da và xương;
- Biến dạng chân do xương và ngón bàn chân bị dịch chuyển, thậm chí là bị gãy;
- Chân bị cắt cụt.
Khi nào cần đến cơ sở y tế ngay lập tức
- Khi vết thương nhỏ, vết cắt hoặc vết xước không có dấu hiệu thuyên giảm trong 2 ngày, người bệnh tiểu đường nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Vết thương có triệu chứng nhiễm trùng.
- Vết thương lâu lành trên 3 tuần.
- Vết thương lan rộng, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, sốc.
Phòng ngừa
Nếu biết chăm sóc đúng cách các vết thương hoặc điều trị dự phòng trước khi xảy ra các biến chứng sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh lý:
- Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với việc chăm sóc vết thương vì giúp điều chỉnh đường huyết và đảm bảo cơ thể nhận được các vitamin và khoáng chất để hồi phục. Người bệnh cần cung cấp đủ protein vì chất này giúp lành da và các mô đã bị tổn thương.
- Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn đến chân. Tuy nhiên nếu bị thương ở chân, bạn hạn chế cử động, tập luyện để vết thương hồi phục.
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định.
- Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách, gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến cắt cụt chi. Trang bị túi sơ cứu để xử lý đúng và kịp thời là một bước quan trọng giúp người bệnh tiểu đường giảm nhiễm trùng và biến chứng.
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 thì đều có nguy cơ gặp biến chứng bàn chân đái tháo đường, nguy cơ càng tăng cao nếu có sự hiện diện của tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương mạch máu ảnh hưởng tới bàn chân. Nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó nguy hiểm nhất là hoại tử dẫn tới cắt cụt chi thì người bệnh nên kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường theo các phương pháp nêu trên kết hợp với trang bị túi sơ cứu là điều cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta chủ động xử lý nhanh chóng và kịp thời nếu chẳng may gặp chấn thương.
Bạn có thể tự trang bị cho mình những dụng cụ cần thiết vào túi chống thấm nước hoặc mua một bộ lắp sẵn từ nhà thuốc hoặc các cửa hàng dụng cụ y tế.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có đầy đủ các dụng cụ sơ cứu đạt chuẩn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn: TÚI SƠ CỨU của 1Life. Với đầy đủ dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc sống một cách kịp thời. Túi sơ cứu phù hợp cho tủ thuốc gia đình, đem theo trong xe máy, xe ô tô, không thể thiếu trong các chuyến đi du lịch, đặc biệt cần thiết cho gia đình có người bệnh tiểu đường.
Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.