10 LÝ DO NÀNG CAO GÓT CẦN TRANG BỊ TÚI SƠ CỨU

Giày cao gót luôn được xem là một phụ kiện thời trang không thể thiếu trong tủ đồ của phụ nữ. Không chỉ là một món đồ để tạo độ cao và thon gọn cho đôi chân, giày cao gót còn là biểu tượng của phong cách và sự tự tin. Dù có những ý kiến trái chiều về mức độ thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng đôi giày cao gót có thể tạo nên sự quyến rũ và thu hút cho người phụ nữ khi diện chúng. 

Để đảm bảo cảm giác thoải mái, không gây hại cho đôi chân và tránh tai nạn khi đi giày cao gót, cần lưu ý lựa chọn chất liệu giày và chiều cao gót phù hợp, đặc biệt hãy trang bị túi sơ cứu.

Cùng chúng mình tìm hiểu 10 lý do các nàng cao gót nên trang bị túi sơ cứu dưới đây nhé:

1. Trượt ngã

Đi giày cao gót có thể làm bạn dễ trượt ngã, điều này thường xảy ra trên bề mặt không bằng phẳng, trơn trượt hoặc đi trên 1 đôi giày rộng.

Để tránh tai nạn này, hãy chọn giày có đế có độ ma sát cao tránh đi trên bề mặt trơn trượt, luôn đảm bảo chọn đúng kích cỡ giày cho chân của bạn. Nếu bị đi giày rộng và gót không vừa, bạn cũng có thể sử dụng băng dán cá nhân trong túi sơ cứu để khắc phục. Đây là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả, chỉ cần dán băng keo vào phần gót chân để băng keo tiếp xúc với phần sau của giày. Để trông tự nhiên và thẩm mỹ hơn, hãy chọn băng keo có màu sắc phù hợp với màu da của bạn và tránh bị lộ.

2. Bong gân

Mang giày cao gót thường xuyên dễ khiến bạn bị bong gân cổ chân, đây là tai nạn phổ biến khi bước sai hoặc trượt ngã, gây đau và sưng. Tuy bong gân thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó gây khó chịu và bất tiện do đau cũng như phải hạn chế các hoạt động vận động hàng ngày. 

Khi bị bong gân, bạn hãy chườm lạnh lên vết thương, sử dụng băng thun có trong túi sơ cứu để băng ép (không quá lỏng cũng không quá chặt), kê cao vùng bị thương và nghỉ ngơi. Để bong gân nhanh lành, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.

3. Trầy da hoặc vết thương nhỏ

Trượt ngã khi đi giày cao gót gây ra vết thương, xây xát da vùng gối, bàn chân, cổ chân, bàn tay… Thường những vết thương này bạn không cần phải vào bệnh viện điều trị mà có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc văn phòng chỉ với chiếc túi sơ cứu.

Bạn có thể xử lý theo các bước sau:

  • Rửa sạch vết thương dưới vòi nước.
  • Vệ sinh lại vết thương với dung dịch sát khuẩn (nước muối sinh lý)
  • Băng vết thương lại bằng gạc hoặc băng cá nhân.

4. Vấn đề về ngón chân

Giày cao gót, đặc biệt là những đôi bít mũi, có thể làm gia tăng sức ép lên các ngón chân và khiến chúng bị bó lại với nhau trong khoảng không gian nhỏ hẹp. Theo thời gian, tình trạng này không chỉ gây đau mà còn khiến các ngón chân bị chai cứng, biến dạng.

Để tránh tổn thương cho các ngón chân, hãy lựa chọn đôi giày có đế cao vừa phải, thông thoáng ở mũi chân. Trong trường hợp bị đau do ma sát giữa khớp ngón chân cái và giày, bạn có thể dùng băng cá nhân trong túi sơ cứu để băng lại, giúp giảm đau và hạn chế phần nào cảm giác khó chịu khi đi giày trong thời gian dài.

5. Đau gót bàn chân

Thường gặp phải khi đi giày cao gót chật, không phù hợp với bàn chân hoặc đi giày cao gót trong thời gian dài.

Để giảm thiểu vấn đề này, bạn nên lựa giày cao gót phù hợp, trong trường hợp cấp bách, bạn có thể sử dụng băng cá nhân trong túi sơ cứu dán vào phần gót chân, giảm phồng rộp và khó chịu cho gót chân.

6. Vết chai ở gót bàn chân

Đi giày cao gót vừa vặn sẽ ít gây cọ xát xung quanh bàn chân, giảm nguy cơ tạo thành những vết chai ở gót chân.

Lựa chọn đúng size giày là một trong những cách mang giày cao gót không đau chân hiệu quả, ngoài ra bạn có thể giảm tình trang chai gót chân bằng cách dán băng cá nhân ở gót chân trước khi mang giày nhé

7. Đau bắp chân

Đi giày cao gót thường xuyên khiến các cơ ở bắp chân không được nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do các cơ bị dính lại với nhau. Trong khi đi giày bằng, các bó cơ được thư giãn.

Để khắc phục và giảm đau cho bắp chân, bạn có thể để sẵn các dầu massage nhỏ trong giỏ hoặc trong túi sơ cứu hàng ngày của bạn và lấy ra dùng khi cần. Để sẵn trong túi sơ cứu giúp bạn không bỏ sót những thứ quan trọng và cũng dễ lấy dụng cụ khi cần hơn.

8. Gãy xương tay/ cổ tay

Đây là tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra khi trượt ngã và sử dụng tay để hỗ trợ. Khi gãy tay, trước khi đi bệnh viện bạn sơ cứu theo các bước sau:

  • Cầm máu vết thương (nếu có chảy máu)
  • Làm băng đeo để đỡ cánh tay với băng tam giác (có sẵn trong túi sơ cứu 1Life)
  • Đi bệnh viện để được thăm khám.

9. Vấn đề về móng chân

Ngoài ngón chân, móng chân cũng bị biến dạng nếu các chị em đi giày cao gót mà quên bảo vệ móng chân. Những đôi giày có gót cao và mũi nhọn có thể làm tổn thương móng chân do áp lực lên các ngón chân sẽ rất lớn.

Để giảm rủi ro này, chị em nên chọn giày có mũi rộng, phù hợp với hình dạng bàn chân, không quá chật và đủ chỗ cho các ngón chân. Trong trường hợp đang có vết thương ở móng chân, 1 mẹo nhỏ cho chị em đó là băng bó móng chân với gạc y tế trong túi sơ cứu và để vết thương lành mới chuyển sang đi giày lại.

10. Mỏi chân

Khi đi giày cao gót, mỏi chân là một vấn đề phổ biến mà chị em thường gặp. Để đối phó với tình trạng này, hãy luôn mang theo chai dầu xoa bóp giảm đau hoặc viên thuốc giảm đau trong túi sơ cứu của bạn. Điều này giúp bạn dễ dàng xoa dịu những cơn đau và mệt mỏi khi cơ thể cảm thấy căng thẳng.
 
Ngoài ra, hãy nhớ rằng nghỉ ngơi và tự mát-xa là những phương pháp hiệu quả để giảm mỏi chân. Việc này giúp cơ thể bạn nhanh chóng phục hồi và quên đi những cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và không khuyến khích sử dụng thuốc quá nhiều.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm những mẹo hay giúp mang giày cao gót êm dễ chịu hơn. 

1Life là doanh nghiệp cung cấp nhiều mẫu túi sơ cứu đạt tiêu chuẩn trang thiết bị y tế. Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho gia đình và công việc của mình.

Túi sơ cứu 1Life được sản xuất với các nguyên liệu ngoại nhập, được kiểm định bởi Sở Y Tế Tp.HCM. Đồng thời, túi sơ cứu đã thông qua chứng nhận trang thiết bị y tế loại A theo quy định nghị định 98 Chính Phủ. 1Life cam kết chất lượng an toàn tới người sử dụng.

Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top